http://adf.ly/1SZdI2, http://adf.ly/1XIsTW,
Nhà sử học cho hay, ông là một trong 15 đại biểu bấm nút không tán thành việc thông qua dự thảo Luật An ninh mạng.
Tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 5, Quốc hội dành nhiều phiên làm việc để đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua các dự án Luật, nghị quyết theo lịch trình.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay, việc bố trí thời gian như trên là cách làm theo thông lệ và với tư cách cá nhân, ông đã nhiều lần phát biểu trên diễn đàn về việc Quốc hội nên có hình thức "công khai nút bấm" của đại biểu. PV có cuộc phỏng vấn ông Dương Trung Quốc xung quanh vấn đề này.
"Tôi luôn sẵn sàng công khai quyết định của mình"
- Hôm qua 12/6, Quốc hội đã thông qua một dự thảo Luật được cử tri quan tâm là Luật An ninh mạng với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt bấm nút tán thành (86,86%); 15 đại biểu không tán thành; 28 đại biểu không biểu quyết. Vậy ông đã bấm nút như thế nào?
- Tôi là một trong 15 người bỏ phiếu không tán thành thông qua dự thảo Luật An ninh mạng. Vì sao như vậy? Trước hết, tôi hoan nghênh có Luật để đảm bảo an ninh trên môi trường mạng, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc gia trong thời đại công nghệ phát triển, mạng đã trở thành không gian cuộc sống hiện đại. Nhưng qua nghiên cứu, tôi nhận thấy dự thảo Luật chưa đáp ứng được như mong muốn và yêu cầu đặt ra.
Quyết định của tôi chỉ nằm trong nhóm thiểu số, tuy nhiên với nhận thức của mình, tôi cho rằng cần phải tránh những rủi ro. Mạng là môi trường toàn cầu và chúng ta đang thừa hưởng thành quả công nghệ của nhân loại. Việc quản lý và làm luật phải làm sao để phù hợp thực tiễn, để người dân được hưởng thành tựu đó, bởi nội dung này gắn với các quyền rất quan trọng của công dân đã được quy định bởi Hiến pháp.
Hơn nữa, chúng ta phải có bước đi thích hợp để giữ được các cam kết trong quá trình hội nhập quốc tế. Luật nào cũng có đời sống của nó. Công nghệ đang phát triển và thay đổi từng ngày, từng giờ. Ai biết trước chỉ một vài năm tới công nghệ thay đổi thì nhà chức trách sẽ quản lý ra sao? Hay khi đó lại phải sửa luật?
Tôi hiểu tinh thần chung các đại biểu Quốc hội muốn đảm bảo an ninh mạng. Nhưng khi dân trí ngày càng cao, ý thức tham gia mạng cũng sẽ tốt hơn để phát huy được những mặt tích cực. Đừng vì một số người làm bậy mà tiếp cận vấn đề theo hướng khiến ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên mạng.
Đây là lần thứ mấy ông công khai nút bấm của mình?
- Với bất cứ nội dung gì dù nhạy cảm hay không, nếu báo chí và cử tri hỏi, tôi luôn sẵn sàng công khai quyết định của mình trên nghị trường.
Năm 2013, khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua Hiến pháp (sửa đổi), trên màn hình chỉ hiển thị hai người bỏ phiếu trắng (không biểu quyết). Ngay lúc đó tôi đã chủ trương phải để người dân biết quan điểm của mình, nên khi bấm nút xong, tôi ra ngoài chia sẻ điều đó với báo chí với giải thích rằng: "Trước hết, tôi muốn đại diện cho một bộ phận nhân dân mà như trong lời phát biểu khi Quốc hội chuẩn bị bỏ phiếu thông qua Hiến pháp (sửa đổi),