Sao không thấy các biển tuyên truyền: Ai sử dụng lãng phí thuế là có tội với tổ quốc, với nhân dân?

Viet CTV 2018-04-15

Views 16

http://adf.ly/1SZdI2, http://adf.ly/1XIsTW,
Những đề xuất tăng thuế liên tục được Bộ Tài chính nhắc đến. Theo các chuyên gia, người dân có thể không ngần ngại nộp nhiều thuế hơn, nhưng người dân cần từng đồng tiền thuế được sử dụng minh bạch, hiệu quả.

Ngán ngẩm tăng thuế

Hôm qua 13/4, Bộ Tài chính đã gây chú ý dư luận khi công bố đề xuất đánh thuế tài sản lên nhà đất, ô tô... Đáng chú ý, thay vì đánh thuế tài sản đối với nhà đất từ ngôi nhà thứ 2 như dự kiến trước đây thì nay sẽ đánh từ ngôi nhà thứ nhất với phần giá trị trên 700 triệu với mức thuế 0,4 %. Với mức thuê này, dự kiến ngân sách sẽ thu thêm được gần 1,5 tỷ USD.

Thời gian trước đó, Bộ Tài chính liên tục bảo vệ quan điểm tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% lên 11-12%, tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường, trong đó có xăng dầu.

Các lý do chủ yếu thường được Bộ Tài chính đưa ra là vì thuế nhập khẩu giảm nên cần tăng thuế khác bù vào việc thu ngân sách giảm, nợ công cao,... Thực tế, nếu thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường tăng theo đề xuất của Bộ Tài chính, ngân sách có thể tăng thêm hàng chục nghìn tỷ mỗi năm.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM), cho rằng: Thu thuế bảo vệ môi trường đáng lẽ phải chi cho môi trường, phát triển năng lượng tái tạo... Tiền thu từ thuế bảo vệ môi trường không thể hòa vào ngân sách chung rồi chi như cách làm hiện nay.

Vị chuyên gia này cũng thẳng thắn chỉ trích việc giải thích tăng thuế vì “ngân sách thất thu” là “giải thích không hợp lý”.

Trong khi đó, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, đánh giá: Việc tăng thuế suất VAT một mặt tăng gánh nặng thuế lên người dân, gián tiếp đẩy một bộ phận vào khu vực kinh tế phi chính thức; mặt khác cũng không đảm bảo sẽ tăng được tỷ trọng thu thuế VAT trong tổng thu ngân sách.

Để đảm bảo cân đối thu chi, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng cần cải thiện nguồn thu thông qua tăng hiệu quả hành thu, tăng hiệu quả thu trên các loại thuế đã có và thuế suất hiện thời, thay vì vội vã áp thêm các loại thuế mới hoặc tăng thuế suất. Việc này cần có sự cải cách ngay trong nội bộ ngành thuế.

Một giải pháp đi liền khác là duy trì nỗ lực kiểm soát chi tiêu ngân sách, đặc biệt là chi thường xuyên. Chi thường xuyên luôn ở mức cao trên 70% tổng chi qua các năm, một phần nguyên nhân tới từ bộ máy nhà nước và đoàn thể chính trị cồng kềnh, lãng phí, kém hiệu quả. Nguồn lực cho phát triển kinh tế dài hạn là chi đầu tư phát triển chưa có nhiều cải thiện.

Do đó, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt để thắt chặt chi thường xuyên như các chính sách tinh giảm biên chế, sắp xếp lại và tinh giản bộ máy, hạn chế chi tiêu cho các tổ chức đoàn thể, thoái vốn khỏicác DNNN như đã và đang thực hiện trong thời gian qua.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), cho rằng, việc đổi mới chính sách thuế phải đặt trong bối cảnh tổng thể cán cân thu chi ngân

Share This Video


Download

  
Report form
RELATED VIDEOS