Giãn tĩnh mạch" />
Giãn tĩnh mạch"/>
Giãn tĩnh mạch">

Cách nhận biết và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Views 50

"Cách nhận biết và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là biến chứng của suy van tĩnh mạch. Tức là sau một thời gian bị suy van tĩnh mạch, hiện tượng viêm và ứ trệ tuần hoàn trong lòng tĩnh mạch sẽ làm cho thành của các tĩnh mạch bị yếu đi và giãn lớn ra.

Triệu chứng và những dấu hiệu nhận biết bệnh theo các cấp độ?
Triệu chứng ban đầu của suy giãn tĩnh mạch là triệu chứng tê chân, cảm giác bồn chồn ở chân, nặng hơn là nặng chân, phù chân khi đi hay đứng nhiều, chuột rút về đêm, đau chân và cuối cùng là giãn tĩnh mạch nông, nổi thành từng búi hay giãn toàn bộ trông như những con giun trên bắp chân và đùi.
Có tất cả 6 cấp độ suy giãn tĩnh mạch theo phân loại của Hội Tĩnh mạch học Thế giới:
- Cấp độ I: cảm giác nặng chân, tê chân.
- Cấp độ II: phù chân khi đi lại hay đứng nhiều.
- Cấp độ III: giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp chân và đùi.
- Cấp độ IV: giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da của chân: chân sạm màu.
- Cấp độ V: giãn tĩnh mạch và có những vết loét dinh dưỡng ở chân.
- Cấp độ VI: các vết loét dinh dưỡng này hỗ trợ điều trị mãi vẫn không lành.

Các phương pháp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch:
- dùng băng ép - vớ y khoa- nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, giảm đường kính lòng tĩnh mạch để tăng khả năng lưu thông máu
- dùng các thuốc làm vững bền thành mạch như: daflon, rutin C, veinamitol... hoặc các thuốc làm xơ hóa lòng mạch, tiêm gây xơ tại chỗ
- Tiêm xơ : bác sĩ sẽ tiêm vào các tĩnh mạch giãn một thuốc gây xơ hóa tĩnh mạch. Trong một vài tuần các tĩnh mạch được hỗ trợ điều trị sẽ mờ dần.
- Phẫu thuật laser: thường được dùng để hỗ trợ điều trị tĩnh mạch giãn nhỏ. Phẫu thuật laser đưa một chùm tia laser mạnh vào tĩnh mạch giãn khiến nó mờ dần và biến mất.
- Thủ thuật catheter: catheter được luồn vào tĩnh mạch giãn và đầu catheter được đốt nóng để phá hủy và làm xẹp tĩnh mạch bị giãn. Thủ thuật này thường được áp dụng cho giãn tĩnh mạch lớn.
- Gỡ bỏ tĩnh mạch: bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên da và qua đó cắt bỏ một đoạn tĩnh mạch dài. Việc này sẽ không ảnh hưởng đến tuần hoàn ở chân vì các tĩnh mạch nằm sâu đảm nhiệm phần lớn chức năng tuần hoàn máu.
- Mổ cắt tĩnh mạch ngoại trú: bác sĩ sẽ cắt bỏ các tĩnh mạch giãn nhỏ qua một loạt những đường rạch nhỏ trên da. Chỉ cần gây tê tại chỗ và nói chung ít để lại sẹo.
- Phẫu thuật tĩnh mạch nội soi: chỉ áp dụng cho những trường hợp nặng có loét ở chân. Bác sĩ sẽ luồn một camera nhỏ vào chân để quan sát và đóng kín các tĩnh mạch giãn, và sau đó lấy bỏ tĩnh mạch qua những đường rạch nhỏ.

XEM THÊM:
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Những điều cần biết về suy giãn tĩnh mạch chân ~ http://www.xuongkhop.org/2016/12/suy-gian-tinh-mach-chan-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-suy-gian-tinh-mach-chan.html
Giãn tĩnh mạch chân – nguyên nhân, dấu hiệu và cách hỗ trợ điều trị ~ http://www.xuongkhop.org/2016/12/gian-tinh-mach-chan-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-ho-tro-dieu-tri.html
Hotline: 0978532112 - 0975961551

Share This Video


Download

  
Report form